KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN Đề tài: Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác ngành. Tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với nền kinh tế ở Việt Nam. HSU

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN Đề tài: Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác ngành. Tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với nền kinh tế ở Việt Nam. HSU

Thêm nhận xét
0
Loại tài liệu

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN Đề tài: Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác ngành. Tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với nền kinh tế ở Việt Nam HSU.

Cạnh tranh là khái niệm rất rộng và có mặt trong mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội có thể kể đến như lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao,… Có thể hiểu đơn giản “ Cạnh tranh “ là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa nhiều người trong cùng một tổ chức hoạt động. Cạnh tranh phải được diễn ra trong môi trường pháp lí tự do và bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh tranh có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Cạnh tranh là tất yếu khách quan và gắn với kinh tế hàng hóa, thị trường. Cạnh tranh và độc quyền đều có những điều tích cực và tiêu cực lên nền kinh tế- xã hội. Lý luận Mác – Lênin đã chỉ rõ điều đó.

Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh-02-12

TÓM TẮT TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN
Đề tài: Chủ đề 3- Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh
khác ngành. Tác động tích cực và tiêu cực của nó đối
với nền kinh tế ở Việt Nam.
Tên: Trương Thanh Vy
MSSV:22103761
16, tháng 12, năm 2021
1
lOMoARcPSD|13874606
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong thị trường đa dạng sản phẩm, hàng hóa, nhiều chủ thể kinh
doanh thì khái niệm cạnh tranh không còn xa lạ gì. Nó là động lực giúp thúc
đẩy nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh.Thông qua việc cạnh tranh,
những doanh nghiệp rút ra được nhiều bài học và phát triển hơn. Không những
thế, nó đều có mặt có hại và lợi đối với kinh tế thị trường hiện nay. Có khá
nhiều loại cạnh tranh trong xã hội hiện đại, bài tiểu luận này sẽ phân tích về
cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Thông qua những ví dụ, phân tích về các loại cạnh tranh tôi nghiên cứu mà có
thể hiểu rõ hơn về mặt lợi ích cũng như tác hại của hai loại cạnh tranh cùng
ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Trong thời buổi dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng thì cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Song, ngoài những tác hại tiêu cực nó
mang lại, có vô số tác động tích cực của nó lên nền kinh tế thị trường Việt
Nam.
2
lOMoARcPSD|13874606
MỤC LỤC:
1. CẠNH TRANH LÀ GÌ? ………………………4
2.Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường…………………. 5
A.Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị
trường………….5
B.Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành giá trị bình quân……6
3.Tác động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường…….7
A.Tác động tích cực………7
B.Tác động tiêu cực……….9
3
lOMoARcPSD|13874606
1. CẠNH TRANH LÀ GÌ?
Cạnh tranh là khái niệm rất rộng và có mặt trong mọi lĩnh vực khác nhau
trong đời sống xã hội có thể kể đến như lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể
thao,…
,… Có thể hiểu đơn giản “ Cạnh tranh “ là cố gắng giành phần hơn,
phần thắng về mình giữa nhiều người trong cùng một tổ chức hoạt động.
Cạnh
tranh phải được diễn ra trong môi trường pháp lí tự do và bình đẳng cho mọi
chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh tranh có thể đưa
đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Cạnh tranh là tất yếu khách quan và
gắn với kinh tế hàng hóa, thị trường. Cạnh tranh và độc quyền đều có những
điều tích cực và tiêu cực lên nền kinh tế- xã hội. Lý luận Mác – Lênin đã chỉ rõ
điều đó.
+ Quy luật : Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết 1 cách khách
quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi
hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi tham gia thị trường, các chủ thể sản
xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp nhận cạnh tranh.
+ Phân loại cạnh tranh: Có nhiều hình thức được dùng để phân loại cạnh
tranh và căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của
cạnh tranh. Có nhiều loại cạnh tranh: cạnh tranh giữa những người sản xuất với
nhau, giữa những người bán với nhau, giữa những người mua với người mua
và cạnh tranh giữa người bán và người mua. Ngoài ra, còn nhiều loại cạnh
tranh khác như cạnh tranh doanh nghiệp, cạnh tranh quốc gia,…Thông qua
nghiên cứu về kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, C.Mác tập trung nghiên cứu
về hai loại cạnh tranh cơ bản là cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các
ngành.
+ Ví dụ: Người mua luôn muốn mua được món hàng rẻ nhưng người bán lại
muốn bán giá cao để thu được lợi nhuận phù hợp.
4
lOMoARcPSD|13874606
2.A.CẠNH TRANH TRONG NỘI BỘ NGÀNH:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong
cùng một ngành và cùng sản xuất ra một loại hàng hóa, nhằm giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận
siêu gạch.
+Ví dụ: Cạnh tranh giữa các hãng máy tính có cùng phân khúc giống nhau
trong thị trường.
Khi các chủ thể kinh doanh cùng sản xuất một loại hàng hóa giống nhau, để
có lợi nhuận cao và thu hút khách hàng về bên mình, họ phải thường xuyên cải
tiến, nâng cấp, đổi mới công nghệ, kĩ thuật, nâng cao sức lao động, thường
xuyên kiểm tra, chắt lọc và đào thải nhân viên, tuyển nhân lực có trình độ
chuyên môn tốt hơn, hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa làm giá trị hàng hóa
của xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội. Kết quả là thu được lợi nhuận
siêu ngạch và hình thành nên giá trị xã hội( hay còn gọi là giá trị thị trường)
của các loại hàng hóa. Do các đơn vị sản xuất, trình độ tay nghề,… khác nhau
dẫn đến giá trị cá biệt cũng khác nhau, nhưng trên thị trường hàng hóa phải bán
theo một giá thống nhất, đó là giá cả thị trường biểu hiện bằng tiền của giá trị
thị trường. Giá cả thị trường do giá trị thị trường quyết định. Và kết quả của
cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị thị trường.
+Giá trị thị trường là giá trị trung bình hàng hóa được sản xuất ra trong một
khu vực sản xuất nào đó. Theo C.Mác:” Một mặt phải coi giá trị thị trường là
giá trị trung bình của hàng hóa sản xuất tại một khu vực nào đó. Mặt khác coi
chúng là giá trị cá biệt của hàng hóa sản xuất trong điều kiện trung bình của
khu vực đó và chiếm lượng lớn tổng sản phẩm nơi này”. Trong điều kiện nền
kinh tế luôn đổi mới không ngừng, năng suất lao động tăng lên đồng nghĩa với
việc giá trị hàng hóa giảm xuống.
5
lOMoARcPSD|13874606
+Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước
giải khát có ga. Hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội
bộ ngành di động thông minh. Đồng thời, giá trị của Apple tăng chóng mặt sau
nhiều năm kể từ lần đầu tiên tiên ra mắt vào năm 2001 do công nghệ hiện đại
và ngày càng phát triển.
2. B.CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÀNH VỚI NHAU
Thực chất cạnh tranh giữa các ngành với nhau là cạnh tranh mức đầu tư sinh
lời có lợi nhất giữa các ngành với nhau. Mục đích để tìm được nơi đầu tư có lợi
nhất. Khi đầu tư vào các ngành khác nhau thì sẽ có tỷ suất sinh lời khác nhau.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân chỉ tồn tại trong giai đoạn nhất định.
Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành với nhau là: Tự do di chuyển tư bản từ
ngành này sang ngành khác, tức là phân phối tư bản vào các ngành sản xuất
khác nhau. Từ đó hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa
chuyển thành giá cả sản xuất. Kết quả là giá trị hàng hóa sẽ chuyển thành giá
cả sản xuất. Và nhiều nhân lực sẽ di chuyển vốn từ lĩnh vực này sang lĩnh vực
khác vì ngành này đang kiếm được nhiều tiều hơn, dẫn đến sự xáo trộn trong
khâu nhân lực.
+Ví dụ: Hiện nay bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành đang cạnh tranh với
nhau rất mạnh. Hoặc cạnh tranh giữa các ngành như ngành may mặc, ngành
thiết bị y tế, ngành xây dựng với nhau.
Nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngành với nhau là sự tách biệt
giữa người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu từ đó dẫn đến cạnh
tranh để có được thuận lợi hơn trong nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, giao
thông vận tải tốt,…
6
lOMoARcPSD|13874606
Cạnh tranh đã góp phần giúp cho doanh nghiệp ngày càng sáng tạo, đổi mới
hơn để thu hút được khách hàng hơn. Giúp chiếm được ưu thế và vị trí trong
thị trường giữa nhiều doanh nghiệp. Và cạnh tranh khác ngành chỉ kết thúc khi
hình thành lợi nhuận bình quân – khi thu nhập các ngành bằng nhau, không
ngành nào cao hơn ngành nào
.
3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG VIÊT NAM
A. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC:
– LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế của chủ thể kinh tế đều
hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Và mọi hoạt động đó đều nhằm mục
đích thu về lợi nhuận nhiều nhất. Vì vậy họ phải chiến đấu với nhau, phát triển
bản thân, doanh nghiệp của mình ngày càng nhiều hơn để có thể chiến thắng
những doanh nghiệp khác bằng nhiều cách như cải tiến kỹ thuật, các chính
sách kinh tế luôn được đổi mới liên tục để phù hợp với sự phát triển và đi lên
của thị trường,lên kế hoạch hạn chế những rủi ro có thể gặp phải …Như vậy,
cạnh tranh còn là động lực để phát triển nền kinh tế thị trường.
+ Ví dụ: : Kinh tế VN xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển
sang kinh tế thị trường. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải
đối mặt với sự cạnh tranh từ phía doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước
ngoài, vì thế họ phải cổ phần hóa sát nhập
.
7
lOMoARcPSD|13874606
– THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÁC
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC – KỸ THUẬT, THÚC ĐẨY SỰ TIẾN
BỘ KỸ THUẬT.
Đây là quá trình tập trung cao độ vào việc phát triển và sản xuất cao độ, thúc
đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. Do đó, các tổ chức tập trung nguồn lực vào việc nghiên
cứu và triển khai hoạt động liên quan đến khoa học – kỹ thuật, thúc đẩy kỹ
thuật ngày càng tiến xa hơn. Việc thúc đẩy này phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
một yếu tố quan trọng trong nhiều yếu tố đó là mục đích kinh tế của các tổ
chức trong nền kinh tế thị trường.
+ Ví dụ: Ứng dụng công nghệ laser giúp sản phẩm may mặc có tính
thẩm mỹ cao, tính chính xác gần như tuyệt đối, thời gian thực hiện
nhanh chóng, giảm bớt chi phí sản xuất.
– CẠNH TRANH GÓP PHẦN TẠO NÊN NHIỀU SẢN PHẨM TỐT,
GIÁ THÀNH HỢP LÝ PHÙ HỢP ĐA DẠNG NHU CẦU CỦA
KHÁCH HÀNG.
Trong nền kinh tế thị trường, mục đích cao nhất là lợi nhuận. Nhưng để đạt
được lợi nhuận theo yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp thì người tiêu dung
chính là yếu tố để quyết định việc đó. Chỉ có tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa
chất lượng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung thì mới bán được và đạt
được doanh thu. Vì vậy, nhà sản xuất phải tìm ra nhiều cách để tang năng suất
tạo ra đa dạng sản phẩm, phong phú đáp ứng điều kiện của người tiêu dung.
+ Ví dụ: Hiện nay có nhiều quán café ngoài việc bán đồ uống là
chính họ còn bán thêm những món ăn phụ như là bánh ngọt, có quán
còn bán khoai tây,.. để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của khách hàng.
– CẠNH TRANH LÀ CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH LINH HOẠT VIỆC
PHÂN BỐ CÁC NGUỒN LỰC.
8
lOMoARcPSD|13874606
Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể cạnh tranh với nhau để tiếp cận các
nguồn lực như tài nguyên, vốn,.. Việc này làm cho nguồn nhân lực được phân
bố một cách linh hoạt hơn, giúp phát triển tay nghề của nhân lực hơn.
+Ví dụ: Các doanh nghiệp cạnh tranh về lương và quyền lợi, thưởng
tết,.. để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.
– BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI TRONG THỜI ĐẠI DỊCH
BỆNH COVID-19
Có thể thấy, Dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho các
doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là
thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các ý tưởng, dự án khởi nghiệp nắm bắt thời
cơ, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
+Ví dụ: Nhiều doanh nghiệp đã cạnh tranh bán hàng online để thu
được lợi nhuận trong thời gian khó khăn.
B. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC:
– CẠNH TRANH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ LÀM MẤT
HỆ CÂN BẰNG SINH THÁI.
Trong kinh tế thị trường, vì muốn giảm tối đa chi phí bỏ ra mà các chất thải
do quá trình sản xuất sinh ra không được tiêu hủy, xử lý đúng cách dẫn đến
việc ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người, và mọi thứ
xung quanh.
+Ví dụ: Sau hơn 1 năm bị phát hiện xả nước thải “chui” ra sông
Thị Vải (tháng 9/2008), tháng 12/2009, Viện Tài nguyên và Môi
trường TP. Hồ Chí Minh đã công bố kết quả nghiên cứu dựa trên các
quan trắc kỹ thuật cho thấy công ty bột ngọt Vedan đã gây ra 80% –
90% ô nhiễm cho sông Thị Vải, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
9
lOMoARcPSD|13874606
– KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Vì khi kinh tế thị trường tự do, người ta sẽ bị lợi nhuận cuốn hút vào, khi đó
sẽ lao vào làm vì lợi nhuận mà không xác định rõ mục tiêu dẫn đến việc sau
này bị khủng hoảng kinh tế, những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dần dần bị chết
vì rơi vào khủng hoảng thiếu, dẫn tới suy thoái, ảnh hưởng thiệt hại đến nền
kinh tế và đời sống xã hội.
– GÓP PHẦN GIA TĂNG SỰ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO:
Trong quá trình cạnh tranh, những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn
cho việc sản xuất, kỹ thuật hiện đại, trình độ lao động, kiến thức chuyên môn
cao sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh và họ sẽ trở nên giàu nhanh hơn. Ngược
lại, người không có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh như việc máy móc lạc
hậu,.. thì sẽ dẫn tới năng suất lao động thấp. Từ đó, khoảng cách giàu nghèo
ngày càng rõ rệt hơn.
– GÂY TỔN HẠI PHÚC LỢI XÃ HỘI
Khi nguồn lực bị lãng phí, không được sử dụng hiệu quả, xã hội ít cơ hội
thỏa mãn như cầu. Ví dụ như các hành vi đe dọa với các chủ xe tư nhân trong
lĩnh vực giao thông đường bộ.
10
lOMoARcPSD|13874606
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
+ Giáo trình không chuyên KTCT Lần 1.pdf
+ Giáo trình KTCT 2021_20210918_0001.pdf
+ https://luanvan1080.com/canh-tranh-la-gi-cach-phan-loai-canhtranh.html
+ http://www.dankinhte.vn/cac-doi-thu-canh-tranh-tren-thi-truong-xemay-cua-honda-viet-nam/
+ https://bepro.vn/tin-tuc/canh-tranh-la-gi-va-phan-loai-cac-loai-hinhcanh-tranh/
+ https://luatduonggia.vn/canh-tranh-la-gi-vai-tro-muc-dich-va-phanloai-canh-tranh/
+https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/doanh-nghiep/diemmat-10-cong-ty-gay-o-nhiem-nghiem-trong-nhat-o-viet-nam-
1840491.html
+ https://sidoni.net/quy-luat-canh-tranh-la-gi-tac-dong-cua-quy-luat-nayden-nen-kinh-te-thi-truong-11147.html
11
lOMoARcPSD|13874606

 

Thông tin: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN Đề tài: Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác ngành. Tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với nền kinh tế ở Việt Nam. HSU

Năm học

Đánh giá

0.0 trên 5
0
0
0
0
0
Viết nhận xét

Chưa có nhận xét nào.

Hãy là người đầu tiên đánh giá “KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN Đề tài: Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác ngành. Tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với nền kinh tế ở Việt Nam. HSU”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN Đề tài: Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác ngành. Tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với nền kinh tế ở Việt Nam. HSU
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN Đề tài: Cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác ngành. Tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với nền kinh tế ở Việt Nam. HSU
Học Dễ Dàng
Logo
Shopping cart